Hạnh nhân và hạnh đào là hai hay là một?
Hạnh nhân, một loại quả hạch được công nhận sớm nhất ở Trung Á bởi thành phần dinh dưỡng tuyệt hảo và hương vị đậm đà của nó. Trong vài năm gần đây, loại quả này du nhập vào Việt Nam và gây nên những cơn sốt “tìm và mua” trên thị trường. Tuy nhiên đôi khi nhiều người gọi nó là hạnh đào, hoặc cũng có thể là hạnh nhân, vậy hạnh đào và hạnh nhân là hai tên của một loại sản phẩm hay là hai loại khác nhau?
Mục lục
Hạnh đào
Hạnh đào hay còn gọi là biển đào, đào dẹt, có danh pháp khoa học là Prunus dulcis và thuộc chi Prunus (Mận mơ).
Đây là loại thực vật có nguồn gốc ở vùng Trung Đông và Nam Á, là cây thân gỗ và cao từ 4-10m. Lá dài từ 13-17 cm, màu xanh thẫm, mép hình răng cưa. Hoa có 5 cánh, màu trắng và hồng nhạt, khi rộ nở thường tạo ra cảnh quan rất đẹp, giống như rừng hoa đào. Quả khi còn non có màu xanh xám, cứng, có lông nhỏ mịn bao phủ và nhọn ở đầu trái.
Hạnh nhân
Khi hạnh đào chín (đến mùa thu hoạch) sẽ nứt lớp vỏ xanh bên ngoài để lộ một hạt bên trong. Hạt được bao bọc bởi một lớp vỏ cứng, màu xám nâu và dài từ 3-6cm. Bên trong hạt cứng là nhân đầy, thơm, vị béo, hơi bùi và ăn được.
Hạt này được gọi là hạnh nhân.
Kết luận: Vậy hạnh nhân chính là Nuts (hạt) của quả hạnh đào, nên về cơ bản, hạnh nhân là quả hạch chứ không phải là hạt.
Hạnh nhân, loại quả hạch phổ biến và mang nhiều dinh dưỡng
Có nguồn gốc từ Trung Á, sau lan rộng ra nhiều nước ở châu Phi, châu Âu mà đặc biệt là Hoa Kì, cùng với sự tăng cường của các hoạt động nghiên cứu về dinh dưỡng của hạt hạnh nhân mà loại quả này đã nhanh chóng trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, tương tự như hạt óc chó hay hạt điều.
California là vùng trồng hạnh nhân lớn nhất Hoa Kì, đồng thời đóng góp nhiều nhất vào thị trường hạnh nhân về số lượng lẫn chất lượng.
Hạnh nhân có thành phần dinh dưỡng phong phú. Là nguồn thực phẩm giàu calo, chất béo có lợi, chất khoáng, vitamin và nhiều vi chất hữu cơ khác.
Chỉ với 100gr hạnh nhân đã đáp ứng được nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể hằng ngày, như chất xơ, chất béo, vitamin E, vitamin B và các chất khoáng: Kali, Natri, Mangan,…
Với tính chất của một loại hạt nhân cứng, hương vị đặc trưng, dễ chịu và dễ ăn nên việc kết hợp hạnh nhân cùng các nguồn thực phẩm khác để tạo ra món ăn mới, hấp dẫn và nhiều dinh dưỡng hơn.
Bài viết liên quan
-
5 cách biến tấu hạnh nhân vô cùng thú vị!
-
5 điều cần biết về nguồn gốc hạt hạnh nhân
-
9 điều kì thú xung quanh hạnh nhân
-
Lí giải về “cơn sốt” hạt hạnh nhân!
-
Hạnh nhân và những ý nghĩa văn hóa đặc biệt
-
3 loại khoáng chất cực hiếm có trong hạnh nhân
-
5 tác dụng ít ai biết mà hạnh nhân đem lại cho sức khỏe con người
-
5 tác đụng thần kì của hạnh nhân đối với cơ thể
-
Bất ngờ với 3 loại vitamin có trong hạnh nhân mà ai cũng biết
-
Có nên ăn nhiều hạnh nhân hay không?